Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của Chương trình GDPT 2018 là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Chính vì vậy, các giáo viên Bộ môn Hóa học đã nghiên cứu chương trình mới, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy của giáo viên cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh.Thúc đẩy việc phát triển các chủ đề học tập, chuyên đề học tập (THPT), giáo dục STEM,…và không thể thiếu đó là các buổi dạy học dự án. “Dạy học theo dự án” là một trong những hình thức . Dưới sự hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, dựa trên những câu hỏi được lồng ghép các nội dung chuẩn, khuyến khích các em tìm tòi, thực hành với kiến thức được học. Hướng đến mục tiêu học sinh có thể tạo ra và giới thiệu các sản phẩm học tập mới, phát huy tính tư duy, sáng tạo, thực hiện được phương châm “Học đi đôi với hành”.
Sáng ngày 30/03/2023, tại Chi đoàn K33B3 – Trường Dự bị Đại học TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra buổi dạy học dự án “Fruit Cider – Rượu trái cây lên men tự nhiên” với sự hướng dẫn của cô Trần Thị Mai Trâm – giáo viên bộ môn Hóa học và có sự tham gia của đại diện BGH, Công Đoàn trường, các Thầy/cô trong Bộ môn Hóa học.
1. Mục đích dự án
– Học sinh hiểu được tính chất của ancol, cacbohydrat, nguồn điều chế ancol etylic, thông qua phản ứng lên men để làm ra các sản phẩm tự nhiên thơm ngon, thân thiện với môi trường.
– Vận dụng tính toán độ rượu và giải các bài tập liên quan điều chế, tính chất ancol.
– Hiểu rõ những lợi ích tích cực và những tác hại của ancol etylic.
– Học sinh tiếp cận môn hóa học thông qua những sản phẩm thực tế và từ đó có ý thức đúng đắn hơn về môn hóa học,có cơ hội phát huynhững khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
– Học sinh biết bảo vệ môi trường, biết quý trọng hơn những sản phẩm của người nông dân.
– Học sinh rèn luyện khả năng làm việc tập thể, giáo dục tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể.
– Học sinh có được những hiểu biết về các kỹ năng mềm như: lựa chọn thông tin cần thiết, công nghệ thông tin, thuyết trình, phản biện,…
2. Yêu cầu
– Học sinh cần chuẩn bị các kiến thức và thông tin liên quan bài học (ancol, cacbohydrat,..).
– Khi thực hiện dự án phải đảm bảo đúng các quy trình, thời gian nhiệm vụ được giao.
– Phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình.
– Trình bày được sản phẩm với giáo viên và các nhóm khác.
3. Những nội dung chính trong dự án
– Làm khảo sát, tìm hiểu vấn đề sử dụng rượu bia, thức uống có cồn của học sinh của Trường Dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh.
– Dựavào những kiến thức liên quan đến bài ancol, cacbohydrat, nêu lên được lí do, mục tiêu, xây dựng quy trình để làm ra rượu trái cây.
– Điều chế một số loại rượu trái cây thông thường.
– Tìm hiểu cách pha chế các loại rượu có độ rượu khác nhau.
– Tìm hiểu về lợi ích, tác hại và cách sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn đúng cách.
Sau gần 2 tháng chuẩn bị thì buổi học cũng được tổ chức và dưới đây là một số hình ảnh của tiết dạy học theo dự án “Fruit cider – Rượu trái cây lên men tự nhiên”
Kết thúc buổi dạy học dự án, Ban giám khảo đã xác định được chủ nhân xứng đáng của các giải thưởng và cũng có những lời nhận xét về buổi học.
+ Giải Nhất: Nhóm Vin Haut de Gamme (rượu nho)
+ Giải Nhì: nhóm Rượu khóm 7 cô (rượu khóm)
+ Giải ba: Nhóm Payu (rượu dâu tằm) và Nhóm For on Fine (rượu táo)
Nhìn chung, quá trình thực hiện dự án đã mang tới những tín hiệu tích cực cho việc dạy họcđịnh hướng phát triển năng lực học sinh, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của Bộ môn Hóa học tạiTrường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh.